Đối tượng Buôn bán động vật hoang dã

Buôn lê tê mê

Bài chi tiết: Nạn buôn bán tê tê
Bày bán động vật hoang dã công khai ở Miến Điện

Tê tê được cho là loài động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất thế giới, chiếm tới 20% tổng số buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, tê tê trở thành loài động vật hoang dã có vú bị tiêu thụ nhiều nhất. Số lượng tê tê bị săn bắt trộm và mua bán mỗi năm ước tính lên đến 100.000 con. Tê tê bị con người sử dụng cho mục đích thưc phẩm, các loại thuốc gia truyền, thậm chí là trang sức. Tê tê bị buôn bán chủ yếu là vảy của chúng, được cho là để điều trị một loạt các bệnh tật trong y học cổ truyền Trung Quốc. Tại Trung Quốc thịt tê tê được coi là cao lương bổ ích trong Đông y, giúp điều hòa lưu huyết và tăng lượng sữa cho sản phụ nên bán rất được giá.

Các phần của cơ thể chúng, đặc biệt là các loài Đông Nam Á bị nhập khẩu một mức độ lớn trong thị trường ngầm đến Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Trong thập kỷ qua đã có nhiều vụ buôn bán bất hợp pháp tê tê, vảy và thịt tê tê ở châu Á. Trong một sự cố như vậy vào năm 2013, 10.000 kg thịt tê tê đã bị bắt giữ từ một tàu Trung Quốc bị mắc cạn ở Philippines, hay là cuối tháng 4 năm 2013, Hải quan Pháp đã chặn 50 kg vảy tê tê đang trên đường chuyển về Việt Nam. Một thị trường chợ đen vẫn tồn tại và liên tục buôn lậu với số lượng lớn được phát hiện, như vụ phát hiện khoảng 23 tấn trong tháng 2 và tháng 3 năm 2008 tại Việt Nam. Mặc dù có những hạn chế đối với việc buôn bán tại chỗ kể từ năm 1975, nhưng việc thi hành không đồng đều. Hầu hết các nỗ lực đã tập trung vào việc hạn chế cung về mặt thương mại, nhưng nhu cầu vẫn còn cao và thị trường chợ đen đang phát triển.

Ngà voi

Bài chi tiết: Buôn bán ngàSăn voi
Những cái ngà voi được chạm trổ tinh xảo là một món hàng rất hời

Ngà voi là một hàng lậu thường được buôn bán một cách phổ biến, có thể bán ít ở quốc gia nguồn và có thể lấy giá cao ở các quốc gia đích đến. Giá cả phụ thuộc rất nhiều vào quốc gia nguồn và sản phẩm. Giá và nhu cầu ngà voi đã tăng vọt, khiến nó trở thành một thị trường đang phát triển và sinh lợi. Ngà đã được giao dịch hàng trăm năm bởi những người dân ở các vùng như Greenland, Alaska và Siberia và rộ lên khủng khiếp trong thời khì thực dân châu Âu cai trị châu Phi và mở ra tuyến đường buôn bán ngà voi trên biển. Trong lịch sử, việc săn voi là phổ biến để bắt và sử dụng voi ở châu Á, riêng ở châu Phi việc săn bắt voi lấy ngà được thực hiện bởi những tên thực dân phương Tây và ngà voi là mặt hàng buôn bán nhộn nhịp. iện nay, chỉ còn hai loài voi còn sót lại trên thế giới là Voi châu Phi và voi châu Á.

Hiện nay mỗi năm có hơn 33.000 cá thể voi bị săn bắn trộm vì ngà của chúng, hầu hết ở Trung Phi. Số lượng voi ở Việt Nam giảm rất mạnh từ 1500–2000 cá thể năm 1980 xuống còn ít hơn 100 con ngày nay. Ngà voi được cấu tạo từ keratin (như sừng tê giác, tóc và móng tay của con người). Ngà voi là một hàng lậu thường được buôn bán một cách phổ biến, có thể bán ít ở quốc gia nguồn và có thể lấy giá cao ở các quốc gia đích đến. Giá cả phụ thuộc rất nhiều vào quốc gia nguồn và sản phẩm. Giá và nhu cầu ngà voi đã tăng vọt, khiến nó trở thành một thị trường đang phát triển và sinh lợi. Trên toàn cầu, hoạt động buôn bán ngà voi bất hợp pháp trong năm 2014 cao hơn gấp đôi so với năm 2007. Trung Quốc là nước nhập khẩu ngà voi bất hợp pháp lớn nhất, Hoa Kỳ đứng thứ hai.

Với giá rất đắt, những chiếc ngà voi đang trở thành một trong những vật phẩm quý giá nhất trên thế giới. Vào thời điểm năm 2010 giá của 1 kg ngà voi cắt miếng lên tới 1.863 USD. Ngành công nghiệp săn bắn và buôn lậu ngà voi bất hợp pháp hiện có giá trị lên tới hơn 10 tỉ USD mỗi năm. Một chiếc ngà voi lớn có thể mang lại lợi nhuận cho người bán khoản tiền lên tới 6.000 USD. Malaysia, Việt Nam và Hồng Kông là những tuyến trung chuyển với điểm tiêu thụ cuối cùng là Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, trong hai năm, những kẻ buôn lậu đã bắt đầu sử dụng các tuyến đường mới hình thành ở một số quốc gia như Togo và Bờ Biển Ngà như các địa điểm xuất khẩu của châu Phi cùng với Indonesia, Tây Ban Nha, Sri Lanka và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là các điểm trung chuyển mới. Đứng hàng đầu trong số những nước trung chuyển loại hàng này là Nigeria, Kenya, Tanzania.

Theo thông lệ, các thùng chứa ngà voi bất hợp pháp thường được gửi đến Thái Lan hoặc Trung Quốc. Những kẻ săn trộm thường tấn công voi tại một nước rồi vận chuyển ngà voi lậu từ nước láng giềng để trốn tránh luật pháp. Chẳng hạn như 6,5 tấn ngà voi bị thu giữ tại Singapore năm 2002 được vận chuyển từ Malawi, nhưng xét nghiệm ADN cho thấy số ngà voi này có nguồn gốc từ vùng trung tâm Zambia. Ở đất nước Kenya giá 1 kg ngà voi ở các khu chợ đen khoảng 1.800 USD. Mỗi chiếc ngà voi lớn có thể mang lại cho người bán một khoản tiền hấp dẫn 6.000 USD (khoảng 120 triệu VNĐ), đủ để cho một người dân Kenya ăn chơi thỏa thích hàng năm trời. Giá ngà voi có thể lên đến 1.000 USD/pound (1pound=0,45 kg) khiến năm 2011 cũng trở thành năm cao độ nhất của nạn buôn bán bất hợp pháp ngà voi trong 16 năm qua.

Chính phủ Trung Quốc đã từng thúc đẩy hoạt động giao dịch ngà voi bằng việc cấp phép cho các xưởng sản xuất và các nhà bán lẻ. Nước này hiện dự trữ hàng chục tấn ngà voi kể từ khi hoạt động buôn bán sản phẩm này được Công ước Thương mại quốc tế về Các loài quý hiếm và Động thực vật hoang dã cho phép vào năm 2008. Sau đó, Trung Quốc đóng hoàn toàn thị trường ngà voi hợp pháp trong đó, công xưởng thuộc sở hữu nhà nước này là một trong những xưởng chế tác ngà voi lớn nhất Trung Quốc. Vào mùa cao điểm, nơi đây sử dụng hơn 20 nhân công. Cục Quản lý Lâm nghiệp Quốc gia thông báo 67 cơ sở cung cấp ngà voi được cấp phép đã bị đóng cửa, trong đó có 12 nhà máy sản xuất và hàng chục cửa hàng bán lẻ. Số còn lại sẽ bị đóng cửa từ nay tới cuối năm. Thị trường Trung Quốc được cho là một trong những yếu tố chính dẫn tới việc săn trộm voi ở châu Phi. Việc buôn bán ngà voi giữa các nước đã bị cấm từ năm 1990, nhưng nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, vẫn cho phép mua bán ngà voi trong nước. Năm 2015, lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ đã tuyên bố sẽ cấm gần như hoàn toàn thị trường ngà voi trong nước. Quyết định cấm tất cả hoạt động thương mại và chế tác ngà voi trong năm nay của Trung Quốc được các tổ chức quốc tế hoan nghênh, động thái này sẽ góp phần vào việc bảo tồn voi châu Phi.

Sừng tê

Tê giác có nhiều loài khác nhau, tuổi thọ chúng trung bình từ 35–50 năm, đây là loài vật sống trên đất liền lớn thứ hai thế giới, con tê giác lớn có thể nặng tới 3,5 tấn. Sừng của tê giác được cấu tạo từ keratin và phát triển suốt đời cũng như móng tay và tóc của con người, nhưng do những ngộ nhận về tác dụng của nó mà giá của sừng tê giác trên thị trường chợ đen đắt hơn vàng. Buôn bán sừng tê giác đã bị cấm trên toàn cầu từ năm 1977 bằng Công ước quốc tế về các động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) nhưng điều đó không ngăn chặn được nạn săn trộm và buôn bán bất hợp pháp. Sừng tê giác vẫn tiếp tục có nhu cầu cao tại một số nơi. Nó được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa trong hơn bốn thiên niên kỷ qua. Sự gia tăng các tầng lớp giàu có tại Trung Quốc và Việt Nam làm sống lại nhu cầu về sừng tê giác.

Một sản phẩm sừng tê giác được trưng bày tại Hồng Kông

Sừng tê giác hiện nay có giá trị hơn cocaine, ma tuý và vàng, tùy vào nơi được bán, có giá dao động từ 25.000 USD đến 60.000 USD/kg đem đến lợi nhuận cao. Năm 2015, cảnh sát Mozambique đã bắt giữ một nhóm những người đàn ông và tịch thu sừng tê giác, một lượng lớn dollar Mỹ, một lượng nhỏ tiền địa phương, và bốn bao tải gạo của họ để ngụy trang. Được chạm khắc trên những con dao khổng lồ truyền thống gọi là Jambiyas, sừng tê giác có nhu cầu cao ở Yemen trong những năm 1970 và 1980, sừng tê giác thường được sử dụng như tay cầm của dao găm truyền thống ở Yemen gọi là jambiyas. Những con tê giác khổng lồ bất lực và bị cố định trước họng súng săn trước khi sừng của chúng bị cưa ra trong khi vẫn còn sống và có nhận thức. Sau đó chúng bị chảy máu đến chết. Những kẻ săn bắt không muốn giết chúng ngay vì khi một con tê giác chết sẽ kéo theo sự thu hút của loài ăn xác thối và có thể báo động đến các lực lượng kiểm lâm.

Tổ chức bảo tồn quốc tế gọi Việt Nam và Trung Quốc là những nước tiêu dùng sừng tê giác lớn nhất thế giới. Theo tổ chức Traffic, gần 80% sừng tê giác được bán sang Việt Nam, cần rất nhiều năm để thay đổi những quan niệm sai lầm về việc sử dụng sừng tê. Trong mắt người châu Phi, Việt Nam và Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến nạn săn trộm tê giác. Việt Nam được đánh giá là thị trường tiêu thụ sừng tê giác hàng đầu thế giới, ở Việt Nam giá 1 kg sừng tê giác được mua bán có giá khoảng 65.000 USD. Đây là nguyên nhân khiến nhiều băng nhóm tội phạm liều mạng phạm pháp để săn cho bằng được tê giác. Năm 2013, tại Nam Phi, 101 người bị bắt vì săn trộm tê giác thì có tới 77 người Việt Nam. Các băng nhóm tội phạm do người Việt điều hành được xác định là những kẻ tài trợ cho các băng nhóm săn trộm tê giác tại Nam Phi, nơi việc săn bắn hợp pháp loài thú này đã bị khai thác, biến thành cách để có được và buôn lậu sừng tê.

Tại Việt Nam, một số địa phương trở thành điểm nóng về buôn bán trái phép sừng tê giác và ngà voi, các địa bàn này nằm trong đường dây buôn bán trái phép ngà voi và sừng tê giác từ các nước châu Phi trung chuyển qua các nước khu vực châu Á. Riêng năm 2016, toàn ngành Hải quan đã phát hiện và bắt giữ gần 30 vụ vận chuyển ngà voi và các sản phẩm từ ngà voi với tổng số lượng gần năm tấn, cùng hàng tấn tê tê, vảy tê tê, rùa, chân tay gấu, sừng tê giác được nhập lậu về tiêu thụ tại Việt Nam, hoặc trung chuyển sang nước thứ ba. Trên tuyến hàng không, nhiều vụ việc được phát hiện sử dụng thủ đoạn tinh vi, nổi bật trong số đó là các vụ vận chuyển trái phép sừng tê giác. Các đối tượng chủ yếu mua bán sừng tê giác tại châu Phi, sau đó vận chuyển bằng đường hàng không về để buôn bán, vận chuyển trái phép sang các nước lân cận. Phương thức chủ yếu là đựng trong hành lý không có người nhận, gửi trong hàng hoá qua đường chuyển phát nhanh và đựng trong hành lý xách tay của hành khách xuất nhập khẩu, tên hàng khai báo chung chung.

Cao hổ cốt

Rượu cao hổ cốt được bày bán ở Miến Điện

Hổ có tuổi thọ trung bình từ 20 – 26 năm. Năm 1990, ước tính có khoảng 100.000 con hổ hoang dã trên toàn thế giới, nhưng đến nay chỉ còn khoảng 3.200 con. Ở Việt Nam hiện nay, số lượng hổ hoang dã chỉ còn năm con. Những giá trị, lợi ích kinh tế từ hổ và các sản phẩm từ hổ như: cao hổ cốt, bộ da hổ, pín hổ, móng, vuốt hổ đã khiến nhiều người nhìn nhận hổ như là một đối tượng kinh doanh, hổ bị buôn bán trái phép chủ yếu sử dụng trong các loại sản phẩm được cho là thuốc như cao hổ cốt, rượu hổ cốt. Thái Lan được xem là một trong những trạm trung chuyển về nạn buôn lậu hổ.

Các khu chợ đen dọc theo biên giới các quốc gia Myanmar - Thái Lan và Myanmar - Trung Quốc là cửa ngõ chết của loài hổ và các loài mèo lớn khác bởi nạn buôn bán bất hợp pháp các bộ phận của chúng đang lộng hành tại đây, các khu chợ đen tại thị trấn Mong La (biên giới Myanmar-Trung Quốc) và tại thị trấn Tachilek (biên giới Myanmar-Thái Lan) là đầu mối tiêu thụ các bộ phận của hổ như da, xương, móng vuốt, dương vật hổnanh. Chính phủ Lào cũng thừa nhận một trại hổ gần thị trấn Thakhek (Tà Khẹc), cho đến gần đây, đã giết 100 con hổ một năm cho mục đích thương mại

Tại thị trường chợ đen ở Việt Nam, giá 2,5-3 triệu đồng/kg hổ, còn giá cao hổ cốt lên tới 7-8 triệu đồng/lạng. Bộ xương hổ khô khoảng 15 kg khoảng 450 triệu, nhưng bộ xương sư tử thì chỉ 120 triệu, thậm chí rẻ hơn. Một con hổ nặng 1,6 tạ, lọc được 11 kg xương thành phẩm, thêm 4 cân xương sơn dương và nấu được gần 3 kg cao. Con hổ tròn 500 triệu, công người nấu và gia vị hết gần 100 triệu, tính ra giá thành hiện tại, mỗi lạng cao hổ đã có giá 20 triệu đồng. 20 triệu đồng là cao hổ cốt tự nấu nhưng trên thị trường hiện nay, nhiều người rao bán cao hổ chỉ 7 triệu 1 lạng. Bộ da của một con hổ nuôi nhốt trưởng thành tại Trung Quốc có giá hơn 58.000 USD, giới nhà giàu Trung Quốc đang mua những tấm da để làm thảm và treo tường, uống rượu hổ có giá 500 USD/chai. Xương hổ có giá tương đương với vàng, và một bát súp pín hổ được tin là giúp tăng cường sinh lý ở nam giới có giá hơn 300 USD.

Việc buôn bán xương và các bộ phận cơ thể sư tử giả làm sản phẩm lấy từ hổ đang trở nên phát đạt tại các thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á. Đã có những nghi ngờ rằng giới buôn bán đem chào bán xương hổ, nhưng thực ra là giao xương sư tử cho khách hàng, chủ yếu là từ sau khi Trung Quốc cấm việc buôn bán các sản phẩm từ hổ. Cơ quan Điều tra Môi trường đóng tại Anh cho rằng việc xác nhận được đưa ra sau các vụ bắt giữ, tịch thu của chính quyền, và dựa trên những lượng lớn hàng được chào bán trên mạng ở các nước này, với năm vụ tịch thu xương sư tử được giả làm xương hổ để bán tại Trung Quốc và Việt Nam.

Những kết quả trên được đưa ra trước khi có kỳ họp của CITES (Hiệp định quốc tế về kiểm soát buôn bán động vật hoang dã), khai mạc tại Thụy Sỹ cho phép việc buôn bán theo những hạn ngạch nhất định dựa trên các sản phẩm khai thác từ sư tử nuôi nhốt. Nam Phi có một lượng sư tử được nuôi nhốt và được coi là nhà xuất khẩu lớn nhất các bộ phận cơ thể sư tử sang các thị trường Đông Nam Á, nơi chủ yếu là địa điểm trung chuyển sang Trung Quốc. Chính phủ Nam Phi công bố hạn ngạch xuất khẩu 800 bộ xương. Các nhà vận động bảo vệ đời sống động vật hoang dã cho biết việc cho phép bán các bộ phận cơ thể từ sư tử nuôi đang khiến làm tăng việc săn bắn và buôn bán bất hợp pháp hổ, loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. Các quốc gia khác ở châu Phi không có hoạt động nuôi nhốt sư tử thì lo ngại rằng, số lượng loài vật này trong đời sống hoang dã cũng có thể bị săn bắn trộm để đáp ứng nhu cầu giả sản phẩm từ hổ.

Mai rùa

Bài chi tiết: Săn bắt rùa
Rùa bị giết thịt ở Cà Mau

Ngoài việc bị săn bắt để làm thức ăn, rùa biển còn được dùng để bào chế các bài thuốc y học cổ truyền, hoặc chế tác làm các mặt hàng xa xỉ. Mai đồi mồi được săn lùng nhiều nhất để chế tác thành đồ trang sức như vòng tay, hoa tai, kẹp tóc, tẩu thuốc lá, quạt hoặc đồ trang trí nội thất và đồ lưu niệm cho khách du lịch. Nhiều người cho rằng thịt rùa có tác dụng làm thuốc bổ, tăng ham muốn tình dục, chữa bệnh huyết áp thấp, trứng rùa được coi là một món ăn cao lương mỹ vị. Ngoài ra mai rùa sử dụng làm đồ trang trí thẩm mỹ với giá gần chục triệu đồng/cái.

Rùa tuyệt chủng nhiều ở Việt Nam chủ yếu do dân bắt bán qua bên kia biên giới, bán cho thị trường Trung Quốc tiêu thụ vì Trung Quốc là cái “cối xay thịt rùa” khổng lồ của Châu Á. Nhiều người vốn không ăn rùa nhưng thấy người Trung Quốc ráo riết thu mua, chế biến đủ các món thập toàn đại bổ, thì cũng đem rùa đi hấp muối, bắt giải khổng lồ xẻ thịt xào giả cầy, sốt vang, cũng xay mai thành bột làm thuốc tráng dương bổ thận. Từng có các thông tin về việc mua bán rùa vàng với giá trên dưới 300-500 triệu đồng/kg đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Giá giao dịch các vụ liên quan đến rùa vàng đều dao động từ cả trăm đến ngót nghét cả tỷ đồng. Đầu ra cho số hàng hóa siêu đắt này được cho là từ thị trường Trung Quốc và giới đại gia siêu giàu vốn là những người có thể chịu chi vài trăm triệu đồng cho một bữa nhậu rùa vàng.

Sừng đỏ

Bài chi tiết: Sừng hồng hoàng
Mỏ sừng của hồng hoàng mũ cát (Rhinoplax vigil)

Chim hồng hoàng mũ cát là nạn nhân mới của buôn bán trái phép xuyên quốc gia các bộ phận động vật hoang dã, loài chim này đang dần bị quét sạch để thỏa mãn sự phù phiếm của con người. Hồng hoàng mũ cát sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Indonesia, Malaysia, miền Nam của Thái Lan và cực nam Myanmar. Đây là loài chim lớn, có da trần quanh cổ với màu xanh lam ở con mái, màu đỏ anh đào ở con trống, lông đuôi đen trắng nổi bật, tiếng kêu vang vọng của chúng từng là một âm thanh quen thuộc trong rừng nhiệt đới. Từ năm 2012, những dấu hiệu cảnh báo xuất hiện, chỉ trong năm 2013 đã có đến 6.000 con chim bị bắn chết để lấy sừng ở Tây Borneo. Năm 2015, Tổ chức IUCN đã đưa hồng hoàng mũ cát lên mức gần như tuyệt chủng. Hồng hoàng mũ cát sinh sản rất chậm, sẽ rất khó để khôi phục tình trạng trước đây của chúng và những cây cọ lớn nơi loài chim sinh sống cũng bị chặt bớt để nhường chỗ cho các đồn điền dầu cọ.

Nhu cầu về sừng đỏ của hồng hoàng mũ cát, loài chim sinh trưởng ở Đông Nam Á, đã bùng nổ. Những sản phẩm từ sừng hồng hoàng loài chim này được bán với giá gấp năm lần giá sản phẩm từ ngà voi. Chúng được săn lùng ráo riết trên thị trường chợ đen, và Hong Kong đóng vai trò quan trọng trong thảm kịch đón đợi hồng hoàng mũ cát. Sừng của loài chim này là nguyên do khiến nó bị săn lùng. Phần sừng đỏ kéo dài dọc từ phần trên mỏ đến hộp sọ, được cho là phát triển từ thói quen giao chiến hàng giờ của nó. Một sản phẩm làm từ sừng hồng hoàng mũ cát là tinh xảo. Việc sử dụng sừng hồng hoàng mũ cát đã có từ hơn 2.000 năm trước. Người dân ở Borneo sử dụng vật liệu này để chế tạo đồ trang trí. Khi thương mại giữa Borneo và Trung Quốc bắt đầu vào khoảng năm 700, bộ phận này cũng chứng tỏ giá trị quốc tế. Các ghi chép cho thấy sừng hồng hoàng mũ cát được gửi đi như cống phẩm cho nhà Đườngnhà Minh và tiếp tục được sử dụng phổ biến trong những thế kỷ tiếp theo.

Nhu cầu sử dụng sừng hồng hoàng mũ cát bắt đầu giảm dần vào đầu thế kỷ XX, và ngừng hoàn toàn vào những năm 1950. Nghề thủ công bị mai một và loài chim được tự do phát triển. Nhưng nhu cầu lớn về vật liệu quý này đến từ Trung Quốc, các vụ bắt giữ những sản phẩm từ sừng hồng hoàng mũ cát ngày càng tăng ở Trung Quốc. Các công dân Trung Quốc thường du lịch đến Indonesia để việc buôn bán được dễ dàng hơn, và Hong Kong là điểm trung chuyển chủ chốt. Dù những món hàng có giá đến hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu USD, và bất chấp tình trạng nguy cấp của loài chim, các khoản tiền phạt và án phạt đối với việc buôn lậu qua Hong Kong quá nhẹ để hoạt động như một biện pháp ngăn chặn hiệu quả. IUCN đã ước tính rằng hồng hoàng mũ cát chỉ còn ba thế hệ nữa là chạm bờ vực tuyệt chủng. Khi số lượng loài chim này ở Indonesia sụt giảm, việc săn trộm sẽ lan sang Malaysia và Thái Lan. Hy vọng duy nhất hiện giờ của loài chim là các đường dây buôn bán phải bị triệt phá hoàn toàn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Buôn bán động vật hoang dã http://www.doisongphapluat.com/tin-the-gioi/thai-l... http://www.msnbc.msn.com/id/19092695/ http://news.nationalgeographic.com/news/2007/07/07... http://voices.nationalgeographic.com/2014/03/10/a-... http://adsabs.harvard.edu/abs/2012PLoSO...729505S http://adsabs.harvard.edu/abs/2015Sci...348..291C http://adsabs.harvard.edu/abs/2015Sci...349..481Y http://adsabs.harvard.edu/abs/2017NatSR...712852C http://scholarship.law.wm.edu/cgi/viewcontent.cgi?... http://vi.rfi.fr/viet-nam/20161119-lang-nhi-khe-%E...